Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là thời điểm có tính chất quyết định cục diện cuộc chiến chống Covid-19, do vậy chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho việc này.
Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội và cơ quan chức năng "tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những trường hợp nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch bệnh viện Bạch Mai và công ty cung cấp dịch vụ".
Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay TP HCM như nhiều nước đã làm ở các thành phố lớn, nhưng mọi người dân phải ở trong nhà, không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế lây lan dịch bệnh.
"Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người; một số nơi chưa thực hiện nghiêm yêu cầu về số người tụ tập (không tập trung trên 20 người)", Thủ tướng nói và lưu ý, cách biệt xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP |
Ông yêu cầu cơ quan chức năng cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào cơ sở tập trung.
Lãnh đạo Chính phủ nhất trí cho phép bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh viện phải tổ chức khám chữa bệnh chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân.
Với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm nCoV đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) thăm khám bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành |
Về an sinh xã hội cho người dân, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4, trước hết là có chính sách cụ thể đối với người thu nhập quá thấp, trên tinh thần ngân sách Trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ.
Lúc này, các đơn vị liên quan phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân quá khó khăn.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao chỉ đạo vấn đề hợp tác sản xuất máy thở.
Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh nCoV.
Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) tại Việt Nam. Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Tuy nhiên, lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.
Tính đến 18h chiều 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.
Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Luật này quy định một cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét